Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Các thương hiệu mực bút viết phổ biến trên thế giới (P.2)

Gợi ý thêm cho danh sách chọn mực bút viết cao cấp trên khắp thị trường văn phòng phẩm trên thế giới hiện nay.

Mực bút viết Waterman & Parker


Nghe tên là đã thấy độ nổi tiếng của thương hiệu rồi. Hai hãng này vừa chuyên về bút viết vừa chuyên về mực.
Mực bút viết sang trọng của Parker
Họ không chú trọng nhiều về màu sắc, chỉ có tông màu đơn giản là màu xanh (blue black), nhưng chất lượng thì hoàn toàn tốt, không có gì để bàn cãi nhiều.

Mực bút viết Platinum



Thương hiệu văn phòng phẩm đến từ xứ sở Nhật Bản nổi tiếng. Đây là một bộ mực Free Mix, nghĩa là được trộn màu tự do với các màu cơ bản thông thường. Mức giá bạn cũng hợp lí với 20$/1 bình.
Platinum có khá nhiều loại màu mực khác nhau

Mực bút viết Diamine


Một hãng mực hoành tráng về số màu sắc đóng tại thành phố cảng Liverpool. Lựa chọn màu mực của hãng Diamine gần như vô đối, khó hãng nào có thể sánh bằng. Tuy nhiên, đó cũng là một vấn đề: người mua không biết nên chọn màu nào trong số lượng cực khủng đến 95 màu, đủ các tông từ đậm đến nhạt tha hồ lựa chọn, nhưng tránh phân tâm dễ bị rối mà không phân biệt rõ được từng màu.
Mực bút viết Diamine
Nhìn chung màu sắc mực bút viết của hãng Diamine có vẻ giống màu vẽ hơn là mực bút viết nhưng nhìn chung được đánh giá khá cao, ít nhất là về màu của mực. Một điểm mạnh nữa của Diamine là giá cả. Mỗi bình 80ml chỉ có giá trong khoảng $12-$15, khá rẻ mà bình mực lại lớn so với các hãng khác.

Mực bút viết Private reserve


Thương hiệu mực bút viết sở hữu đến 38 màu sắc mực khác nhau, và đặc biệt có ưu điểm là mực khô rất nhanh. Giá mực khá rẻ chỉ với khoảng tầm 13$/bình (50ml). Bề ngoài bình mực bút viết của hãng khá đơn giản, không nổi bật nhiều, nhưng có điều thí vị là hãng cho người mua thêm một bộ dụng cụ pha trộn màu mực cho người nào thích thí nghiệm những kiểu màu mới lạ hơn.
 Mực bút viết Private reserve

Mực bút viết Noodler's


Một trong những hãng sản xuất mực bút viết đáng chú ý hiện nay đến từ xứ sở nước Mỹ, nổi tiếng với mực siêu bền, thậm chí là “chống đạn” (bulletproof), đó chính là thương hiệu mực lừng danh Noddler. Mực cực bền, và có mức giá khá rẻ chỉ khoảng 12$/bình (90ml).
Những bình mực thiết kế cổ điển

Các thương hiệu mực bút viết phổ biến trên thế giới (P.1)

Cùng tìm hiểu về các thương hiệu mực bút viết nổi tiếng và được nhiều người dùng trên thế giới, để lựa chọn được loại mực phù hợp nhất, tốt nhất cho bút viết của bạn.

Mực bút viết J. Herbin


Thương hiệu có tên tuổi lâu đời nhất đến từ nước Pháp, được làm từ các loại cây cỏ, an toàn cho sức khỏe, hãng còn tuyên bố mực của họ có thể uống được. Độ đa dạng với 30 màu mực khác nhau tại các cửa hàng văn phòng phẩm.
Bình mực bút viết của hãng J. Herbin
 Giá thành khá rẻ chỉ từ 10 - 15$/1 bình mực (30ml). Bình mực được thiết kế đơn giản, với phiên bản đặc biệt giá rất đắt. Nhưng mực cam kết là an toàn, rẻ, bền màu, và có nhiều màu sắc đa dạng cho người dùng tha hồ lựa chọn.

Mực bút viết Pelikan


Hãng Pelikan vừa nổi tiếng về sản xuất bút viết và cả sản xuất mực nhiều năm qua. Pelikan có hai dòng mực chính cho bút viết là P4001 và Edelstein trong đó Edelstein (đá quý) là dòng cao cấp.
Giá mực Edelstein thường giao động trong khoảng $16-25 tại các cửa hàng văn phòng phẩm, mực P4001 bằng khoảng một nửa nhưng chất lượng thua kém khá nhiều.
Bình mực của Pelikan
Tuy nhiên ít đa dạng về màu sắc, chỉ có 2 màu phổ biến là royal blue và violet, trong đó màu xanh bay màu rất nhanh, màu tím ngược lại khá tốt và rẻ. Màu đen P4001 ít phổ biến hơn nhưng cũng có mặt ở Việt Nam và cho thấy chất lượng rất tốt, màu cực kỳ đậm và bền. Mực Edelstein khó tìm hơn dù cũng có, màu bền hơn và shading tốt hơn.

Mực bút viết Iro-shizuku


Đây là thương hiệu mực bút viết cao cấp của Pilot/Namiki và có thể coi là niềm tự hào của mực Nhật Bản. Với 3 màu vừa được bổ sung, Iro-shizuku không kém J. Herbin chút nào về số màu cho khách hàng lựa chọn.
Bình mực rất đẹp của Iro-shizuku
Đây cũng là một trong những loại mực chảy tốt nhất trên thị trường văn phòng phẩm hiện nay. Mực rất ít phai màu, hầu như không bị các bệnh như feather hay bleading, shading vào loại tuyệt hảo. Bình đựng không có chữ in thẳng lên thủy tinh mà dán nhãn giấy cao cấp, rất nặng, có thể thay một chiếc chặn giấy, đường nét đơn giản nhưng tinh tế, ít nhiều gợi ra hình ảnh một chiếc bao kiếm, khiến người ta tò mò muốn biết cái bên trong. Giá của nó khá mắc từ 45 - 50$/1 bình (50ml).

Cách vệ sinh bình mực của bút viết

Để sử dụng bút viết lâu bền bạn cần biết cách bảo quản bút viết chính để không hỏng các bộ phận bên trong, đặc biệt là bình mực của bút viết.

Vệ sinh bên trong bình mực bút viết


Tùy mỗi loại bình mực mà có thể vệ sinh khác nhau. Cụ thể với các hãng bình mực Waterman và Pelikan có thể nghiêng về một phía để bạn rút lấy lượng mực còn lại, nhưng cũng không cách nào mà lấy được hết sạch mực bên trong. Còn hãng Visconti được thiết kế như hình dáng một cốc champagne, cho phép bạn nhúng bút vào dễ dàng bằng mọi cách và lấy mực ra được gần hết.
Thiết kế bình mực (cartridge) của các hãng bút máy không giống nhau
 Người Đức thực dụng cũng có một thiết kế lạ, bình mực Lamy có lỗ dưới đáy. Còn bình mực thiết kế hình chiếc giày nổi tiếng của Montblanc cho phép bạn xoay ngược đầu lại cho mực tràn vào một lỗ nhỏ trong nắp. Cách tốt nhất để lấy sạch là hãy đổ phần dư đó vào một cái bình mực khác cùng nhãn hiệu rồi vệ sinh hoặc là quăng nó đi nếu đã quá cũ hay đóng cặn.

Cách mở nắp bình mực bút viết để vệ sinh


Mực bút viết ở dạng lỏng nên dễ bay hơi, nên mọi người đều có thói quen đóng nắp bình mực sau khi dùng. Sau một thời gian mực dính vào bề trong nắp bình và dây lên cả miệng bỉnh, rồng loang ra ngoài, đến khi khô lại thì tạo thành một thứ chất dính rất chắc. Đây là lý do tại sao nhiều bình mực khó mở kinh khủng chỉ sau một vài lần sử dụng. Cách hiệu quả nhất làm mất đi thứ “keo” ngoan cố đó là để nắp dưới vòi nước nhiệt độ thường, hoặc hơi ấm khoảng vài giây, để cho nước chảy vào trong nắp. Lau khô nắp, rồi dùng tay vặn.
Sử dụng và bơm mực cho bút máy như thế nào ?
Còn với những loại nắp như plastic mềm hay polyethylene, hoặc những loại có khía hằn sâu như bình Lamy và Private Reserve là loại dễ mở nhất. Trông chúng tuy không gợi cảm, nhưng lại làm đúng nhiệm vụ của mình. Còn bình mực hình chiếc giày của Montblanc, vì lớn và khía khá sâu, bạn có thể một tay kẹp lấy thân bình, và một tay vặn nắp mở ra đơn giản là xong.

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Nguồn gốc ra đời mực bút máy đầu tiên

Tìm hiểu mực bút máy từ đầu mà có và xuất hiện ở nơi nào đầu tiên trên thế giới.

Lịch sử mực bút máy


Trước đây 1700 năm, ở Trung Quốc người ta dùng mực rắn dưới dạng thỏi, bánh. Khi viết chỉ cần mài thỏi mực ra với nước rồi chấm cọ bút vào dùng. Cách đây 50 thế kỷ, ở khu vực Ai Cập người ta dùng bút lau sậy để viết và chấm mực ở trong lọ. Loại mực này thường được làm từ than của bồ hóng và muội đèn trộn với dầu thực vật hay keo động vật để tạo sự kết dính, giúp mực không bay hơi khi khô.
Mực bút máy ban đầu là loại mực dính vĩnh viễn
Còn ở các nước Châu Âu người ta dùng mực iron gall để dùng cho bút máy sau này. Loại mực này được làm từ hỗn hợp tannic acid và muối sắt Fe II. Khi mực tiếp xúc với da, một phản ứng hóa học chậm giữa acid và muối diễn ra, tạo thành một hợp chất màu sậm thấm vào da, nên chữ viết bám vào đó vĩnh viễn. Gum arabic (một loại thickener hòa tan) được thêm vào giúp mực chảy tốt hơn và bớt loang đi. Nếu chẳng may hỗn hợp này không dùng đúng lượng chất thì mực sẽ chứa nhiều acid ăn mòn ngòi bút – và tệ hơn nữa – ăn thủng nơi mực tiếp xúc với tấm da. Vấn đề này tiếp tục gây phiền phức cho những chuyên gia ghi chép tài liệu cổ và cả việc phục hồi những văn bản cổ thời.

Quá trình phát triển của mực bút máy


Giữa thế kỷ 19, vừa đúng lúc nền công nghiệp bút máy đang phất lên, thì loại mực chế tạo từ ammoniac trên cơ sở công nghệ nhuộm aniline bắt đầu xuất hiện; đây cũng là tổ tiên của hầu hết các loại mực hiện nay. Người ta có thể làm ra một dãy màu sắc chưa từng có từ loại mực này, và nó cũng ít ăn mòn giấy bút. Thế nhưng, thiếu sót của nó là dễ phai màu dưới ánh sáng mạnh và cũng dễ lem mực bởi hơi nước; cả màu sắc cũng không được đậm như mực in và mực vẽ.
Nhiều hãng sản xuất mực bút máy nổi tiếng ra đời
Trong suốt thế kỷ 20, các nhà làm mực đã học cách tạo ra thêm các màu mới, như là thêm vào mực những chất mới như chất kháng nấm mốc, chất tẩy và nhiều chất làm đặc hiện đại để cải thiện phẩm chất và tuổi thọ sản phẩm. Những bình mực “cỡ cá nhân” tiêu biểu chứa 60ml. Cỡ bình lớn lỗi thời khi bút bi ra đời, nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy loại thật to vintage bằng nhựa, thủy tinh, và thậm chí bằng gốm; và một số nhà sản xuất như Pelikan vẫn bền bỉ bán cỡ mực này.
Cây bút đầu tiên dùng mực ống được JiF Waterman ra đời cuối thập niên 30 thế kỉ 20; từ đó mực ống trở nên phổ biến và được sử dụng trong phần lớn những loại bút hiện nay.

Giải quyết rắc rối khi sử dụng bút máy

Dù yêu thích dùng bút máy là thế, nhưng có hàng trăm vấn đề phát sinh dễ khiến bạn bực mình liên quan đến chúng? Làm thế nào để vẫn sử dụng bút máy thoải mái và tránh khỏi những rắc rối do chúng gây ra hãy đọc các mẹo hướng dẫn ngay sau đây nhé.

Rắc rối từ cấu tạo của bút máy


Bộ phận quan trọng nhất trong bút máy chính là phần ruột mực, chúng cung cấp lượng mực cần thiết cho ngòi để duy trì viết trong một khoảng thời gian, vì thế nếu ruột mực mà hư thì coi như đi tong cả cây bút máy.
Cấu tạo đặc biệt của bút máy
Nhưng rõ ràng ruột bút rất dễ bị hư và bị nấm mốc sinh sôi bên trong đó vì chúng rất kín, tối và khó vệ sinh nữa. Để nhận biết ruột bút có bị mốc hay không hãy nhìn xem mực có bị đổi màu không, mực có đặc không. Trước tiên cần vệ sinh ruột bút mực trước bằng cách xả hết mực ra và bơm vào ống một lượng nước ấm vừa đủ tầm 60 độ C, bơm xúc kĩ nhiều lần và để ruột khô ráo. Bước tiếp hãy vệ sinh bình đựng cẩn thận bằng xà phòng, phơi khô nơi có ánh sáng khử vi khuẩn sau đó mới tiếp tục đổ mực vào bình cất và bơm tiếp và ruột bút sử dụng.

Mực bút máy làm vấy bẩn


Sẽ rất bực mình nếu mực bút máy dính vào tay, và đương nhiên nếu ai đã bơm mực bút máy thì điều này rất khó tránh khỏi. Gợi ý cho bạn là hãy dùng ngay xà phòng để rửa tay hoặc tìm ngay sản phẩm Ink Nix để dùng nhé.
Sử dụng bút máy dễ gặp phiền phức với mực
Còn nếu dính vào quần áo thì hơi rắc rối rồi đây. Hãy tìm mua ngay loại tẩy mực chuyên dụng Amodex để tẩy ngay nhanh càng sớm càng tốt vết mực vừa bị dây bẩn lên quần áo. Nếu không thể tẩy được ngay với Amodex, hãy dùng khăn giấy thấm khô hết vết mực ngay trên bề mặt áo quần, tránh làm loang ra thêm nữa, đừng để cho vết mực đó bị khô đi sẽ ngấm nhanh vào sợi vải thì khó lòng mà tẩy sạch được sau đó. Hãy thử thấm ướt vết bẩn bằng soda hay bình xịt ướt để ngăn chặn vết mực loanh ra nhé.

Tại sao bạn nên dùng bút máy?

Có người thích bút máy vì cảm giác khi viết, vì sự hoài cổ, vì thiết kế, vì chất liệu... Còn bạn? Bạn yêu thích dùng bút máy vì lí do gì?

Bút máy là món đồ dùng thân thiết của nhiều thế hệ


Bút máy từ xưa đến giờ là một đồ dùng học tập bắt buộc, quen thuộc của tất cả mọi người. Lúc nhỏ ai ai cũng cũng đều dùng bút máy để tập viết những chữ đầu tiên. Hình ảnh gắn liền với bút máy và lọ mực của thế hệ cắp sách đến trường. Sở dĩ bút thu hút nhiều đến như vậy vì khi viết nó mang lại cảm giác tỉ mỉ, tinh tế, bạn có thể nắn nót từng nét chữ của mình trên giấy theo ý, gò nét chữ mảnh hơn, đẹp hơn, mang lại sự thú vị khi viết.
Bút máy là đồ dùng văn phòng phẩm quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh


Lợi ích khi dùng bút máy


Xét về khía cạnh kỹ thuật, bút máy sử dụng mực lỏng nên không đòi hỏi bạn dùng lực khi viết, giảm bớt được sự kẹp cứng và sự bất tiện nói chung khi viết lách. Bút máy rất thuận tiện với người có cổ tay hoặc bàn tay và ống cổ tay yếu. Bút máy cũng rất đa dạng và có chất lượng tốt. Nếu được bảo quản tốt, bút máy có thể dùng được hàng thập kỷ.
Xét về giá thành một chiếc bút máy có thể mắc hơn bút bi, nhưng chúng bền hơn nhiều, thân thiện với môi trường so với những cây bút bi dùng xong là vứt đi ngay sau một thời gian ngắn ngủi sử dụng.
Bút máy cho ra nét chữ đẹp
Xét về thiết kế, bút máy có nhiều kiểu thiết kế độc đáo, như khác nhau về kiểu bút, kích cỡ ngòi, màu sắc đa dạng hay thiết kế cho người dùng tay trái. Sự độc đáo của mỗi cây bút tùy thuộc vào mỗi người dùng loại ngòi yêu thích, cách cầm, góc nghiêng của bút, kiểu chữ viết có thể được thay đổi tương ứng.
Tuy nhiên bút máy có hạn chế là khi dùng phải bơm mực liên tục khiến nhiều người cảm thấy bất tiện, dễ bị vấy bẩn nên ít thích dùng chúng. Chỉ với vài khuyết điểm nhỏ như thế, như nếu đã trót lỡ yêu thích sự cổ điển của nó, cấu tạo phức tạp hoàn hảo của một cây bút máy thì những điều đó chắc chả hề gì ngăn cản được niềm đam mê của mọi người dành cho bút máy.